Những việc cần làm khi phát hiện dấu hiệu rò rỉ gas

Ngày nay, khí ga trở thành một trong những nguyên liệu đốt cháy được sử dụng trong gia đình và công nghiệp ngày càng phổ biến khi nền công nghiệp ngày càng phát triển. Tuy nhiên đi đôi với những lợi ích mà nó mang lại thì hậu quả từ những vụ rò rỉ khí ga và tác hại của khí ga khiến người sử dụng cũng khá lo lắng.

Nếu hít phải khí gas, gas có thể chiếm hết không khí trong phổi khiến phổi lâm vào tình trạng thiếu ôxy và gây nghẹt thở. Khí gas còn có thể ảnh hưởng đến não bộ và hệ thần kinh gây ra tình trạng “hưng phấn”, khó đi đứng và nói năng, chóng mặt, ảo giác, mất kiểm soát, buồn nôn hoặc thậm chí bất tỉnh. Nếu lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến rối loạn cảm xúc, stress, co giật, xuất huyết não hay suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, ngộ độc gas còn có thể gây ảnh hưởng tăng nhịp tim và cao huyết áp, giảm tế bào máu, ảnh hưởng phổi hay viêm gan và thận.

Nổ khí gas có thể dẫn đến tai nạn bỏng nghiêm trọng hoặc tử vong. Tuy nhiên có 1 vấn đề hầu hết người sử dụng thường hiểu nhầm là bình gas hoặc bếp là nguyên nhân gây nổ, Thực chất các vụ nổ thường bắt nguồn từ việc rò rỉ khí gas từ ống dẫn cao su cũ lâu ngày bị rò rỉ, khiến gas tích tụ và biến căn phòng thành một trái bom nổ chậm, chỉ cần chờ một mồi lửa cũng có thể đánh sập cả một căn phòng.

Đặc biệt khí ga có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe của trẻ
Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, ô nhiễm môi trường do quá trình sinh ra khí gas là một trong số “thủ phạm” gây nên những tác động xấu đến quá trình nhận biết của trẻ nhỏ.

Vì vậy để phòng, tránh những nguy hiểm từ khí ga:

Khi phát hiện có mùi gas trong nhà/phòng tuyệt đối không bật công tắc điện, cầu dao, kể cả điện thoại di động… vì sẽ làm chập điện gây cháy nổ.

– Tìm cách mở tất cả các cửa nhẹ nhàng tránh gây ma sát cửa cho khí gas thoát ra ngoài.

– Dùng quạt giấy hoặc dùng các vật liệu nhẹ quạt cho đến khi gas thoát ra ngoài, làm giảm nồng độ để không thể gây nổ, gây ngạt và ngộ độc gas.

– Sau đó tiếp cận và khoá van gas. Gọi điện cho nhà cung cấp gas đến xử lý.

– Trường hợp phát hiện ngọn lửa cháy trên bình gas không được chạy, nếu chạy thì ngọn lửa của bình gas sẽ tạo nhiệt và gây cháy các vật xung quanh, hậu quả sẽ cực kì nghiêm trọng. Phải hết sức bình tĩnh tìm cách dập ngọn lửa trên bình gas. Dùng bình cứu hoả xịt trực tiếp vào ngọn lửa hoặc dùng chăn ướt phủ lên ngọn lửa. Sau đó, dội nước liên tục làm nguội van bình gas. Van gas lúc này rất nóng nên không thể khoá lại được. Dùng vật tiếp xúc gián tiếp di chuyển bình gas ra nơi thoáng gió, tiếp tục dội nước đến khi khoá được van gas lại. Sau đó gọi điện nhà cung cấp gas đến xử lý nốt phần còn lại. Lúc này có thể yên tâm thực hiện các công đoạn này vì bình gas sẽ không nổ khi đã cháy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *